Đàm thảo về cuộc thảm sát Thiên Ân Môn vẫn còn bị tầm nả sau 21 năm
Home > News > China
Tiananmen Discussion Still Banned 21 Years After Crackdown
2010-06-04 02:2240
Vào ngày thứ 3, báo Southern Metropolis Daily đăng một hình ảnh như sau, đây là một phần hoạt họa cho ngày trẻ em quốc tế. Tuy nhiên hình ảnh trong cuộc thảm sát Thiên An Môn "người đàn ông bị xe tăng cán" vào 4 tháng 6 năm 1989 là được xem nhiều nhất.
21 năm sau, hình này vẫn là dấu hiệu chứng minh cuộc tầm nả dã man của Đảng Cộng Sản Trung Quốc bên trong và xung quanh Thiên An Môn.
Sau đó báo Southern Metropolis Daily hạ hình "người đàn ông bị xe tăng cáng" xuống.
Zhang Kaichen là một viên chức tuyên truyền của Trung Quốc đã trốn đến Hoa kỳ năm vừa qua, cho rằng phải lấy hình này xuống chứng tỏ rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn còn duy trì chính sách 21 năm tầm nả cuộc thảm sát Thiên An Môn.
[Zhang Kaichen, cựu viên chức tuyên truyền tại tỉnh Liaoning]
"Mỗi năm vào 4 tháng 6, bộ tuyên truyền trung ương nhất định ra lệnh rằng trong thời gian này là phải xiết chặt khống chế, phải theo dõi triệt để và ra lệnh cho các cơ quan truyền thông không được quảng cáo thông báo về cuộc thảm sát Thiên An Môn."
Tang Baiqiao là một lãnh đạo sinh viên tỉnh Human trong vận động dân chủ 1989, sau khi cuộc tàn sát đẩm máu tại Thiên An Môn, Tang đã bị bắt và bị lên án "nổi loạn", Tang trốn đến Hoa Kỳ vào 1992 và được ân xá chính trị. Tang tin rằng chế độ Trung Quốc muốn dấu diếm về đề tài này là vì chế độ này không muốn cho công chúng Trung Quốc biết rằng họ đã hành động sai lầm.
[Tang Baiqiao, sinh viên trong cuộc vận động dân chủ 1989]
"Con gái của cựu chủ tịch Deng Xiaoping Trung Quốc cho rằng cha của cô rất hối hận sau khi cuộc thảm sát Thiên An Môn xảy ra. Tuy nhiên đây chỉ là những lời xuất ra với người Tây Phương, tại Trung Quốc thì không ai dám nói. Tại sao? Vì toàn bộ nhân dân sẽ hỏi "Tại sao chính quyền không muốn nói về ngày 4 tháng 6?" Mặc dù mặc dù người dân tin rằng cuộc thảm sát này là sai, nhưng chính quyền không thể nói ra, nếu các nạn nhân mà đã bị giết chết là đúng, thì chính quyền còn phải xin lổi, đền bù cho gia đình nạn nhân, phải điều tra phần này của lịch sử, sau đó còn phải trừng phạt thủ phạm." Vì Đảng Cộng Sản Trung Quốc không muốn lảnh trách nhiệm nghiêm trọng này cho nên nó không dám nhận rằng nó đã sai."
Hằng trăm hằng trăm sinh viên đã bị giết chết trong cuộc tầm nả tại Thiên Ân Môn năm 1989, gia đình của nạn nhân kêu gọi chính quyền điều tra, tuy nhiên chế độ Trung Quốc vẫn không thú nhận.
Mỗi năm, thời gian trước tưởng niệm ngày 4 tháng 5, cảnh sát canh gát Thiên An Môn rất chặt chẻ. Các chính trị gia bị theo dõi nhưng chính quyền không dám nói gì về cuộc thảm sát tại Thiên An Môn vào 1989. Chế độ Trung Quốc muốn công chúng quên đi cuộc thảm sát này tuy nhiên trong tâm của họ vẫn còn ám ảnh.
|